- Đối với những nơi nước nhiễm sắt nhẹ: Lúc mới bơm ra thoáng có mùi tanh, để sau khoảng 2h sử dụng thì không còn mùi tanh nữa. Nhưng trên bề mặt bình chứa có màu lớp váng mỏng màu vàng, màu gạch cua, để lâu thấy có một lớp bùn màu vàng dưới đáy bể. Bạn có thể kiểm tra lại trường hợp này bằng cách đơn giản là lấy 1 cốc nước chè đỏ vào cốc nước giếng khoan, cốc nước đó sẽ ngả màu đen. Nhưng để 1 lúc mùi tanh không còn, do tính chất của sắt. Khi mới bơm ra nước sắt trong nước là sắt II (Fe+2) để 1 lúc trong môi trường không khí sắt II (Fe+2) tác dụng với oxi ngoài không khí tạo thành sắt III (Fe+3 ).
- Trong trường hợp này bạn có thể xử lý đơn giản bằng cách tạo giàn mưa, nước đầu vào cho đi qua hệ thống giàn mưa làm tăng sự hấp thụ oxi của sắt 2. Giàn mưa bạn có thể tạo đơn giản bằng cách đục ống nhựa PVC đục lỗ cứ cách 3cm lại đục 1 lỗ. Sau đó bịt 1 đầu ống lại. Bên dưới ống bố trí bể với vật liệu lọc: Than hoa ( hoặc than hoạt tính), sỏi, cát vàng ( hoặc cát thạch anh). Chiều cao giữa ống đục lỗ và bể để 1 khoảng cách 40cm là được.
- Đối với những nơi nước nhiễm sắt nặng: Nước bơm ra đã thấy màu vàng, mùi tanh nồng nặc..
- Ø Hệ thống gọn, lắp ráp nhanh, không chiếm nhiều diện tích vì vậy nó tiết kiệm được đất xây dựng, thích hợp cho những nơi chật hẹp.
- Ø Áp lực nước sau bể lọc còn dư có thể chảy thẳng lên bể chứa hay cấp nước trực tiếp cho các vị trí tiêu thụ, không cần máy bơm đợt 2.
- Ø Nước có áp lực nên không xảy ra hiện tượng chân không trong lớp lọc, chiều cao lớp nước trên mặt cát lọc chỉ cần 0,4 – 0,6m, đủ để thu nước rửa không kéo cát lọc ra ngoài.
- Ø Do tổn thất qua lớp lọc có thể lấy từ 3 – 10m, nên có thể tăng chiều dày lớp lọc để tăng vận tốc lọc.
- Khi lọc trong vận tốc từ 8 – 12m/h
- Khi lọc nước tuần hoàn vận tốc lọc từ 20 – 35m/h
- Khi lọc sơ bộ và khử sắt trong nước ngầm vận tốc từ 8 – 20m/h
- Ø Cấu tạo: Bình áp lực phổ biến thường có dạng hình trụ đứng bằng thép hoặc composite. Đường kính lớn nhất 4 – 5m, chiều dày lớp lọc 1,2 – 2m.
- Ø Chỉ tiêu vận hành: Vận tốc lọc của hệ thống lọc có thể lấy bằng 1,2 – 1,5 lần ứng với tổn thất qua bể lọc có thể đến 9 – 10m.
- Khi lọc sơ bộ, lọc thô không phèn và lọc tuần hoàn nước bể bơi có thể lấy tốc độ 15 – 35m/h.
- Rửa lọc có thể dùng nước thuần tuý, hay gió trước, nước sau.
Khi nước ngầm, nước giếng khoan có mùi tanh, khi để lắng có màu vàng, màu gạch cua… vòi nước, những vật dụng kim loại nhanh chóng bị hoen ố và han gỉ… Đó là dấu hiệu nguồn nước bạn đang sử dụng bị nhiễm sắt. Tùy theo mức độ nhẹ nặng hay nhẹ mà chúng ta có những phương án xử lý nước khác nhau.
Fe+2 không khí Fe+3
-> Với trường hợp này thì có nhiều cách xử lý khác nhau nhưng khá phức tạp, thiêt bị cồng kềnh, năng suất thấp, đầu tư nhiều, vận hành tốn kém ( Oxy hóa (tự nhiên hoặc cưỡng bức) bằng không khí – Lắng -Lọc cát – trao đổi ion, làm mềm nước – Hấp phụ mùi, tẩy màu (bằng Than hoạt tính) – Lọc tinh – Sát khuẩn (bằng Clo hay đèn tia cực tím )). Nhưng ở đây chúng tôi xin giới thiệu phương pháp lọc qua bể lọc. Phương pháp này vừa đơn giản, sử dụng lâu dài và hiều quả cao. Đó là công nghệ xử lý nước giếng khoan sử dụng cột composite khá phổ biến và là một trong những lựa chọn hàng đầu cho công việc xử lý nước giếng khoan.
Mô hình hệ thống xử lý nước nhiễm sắt nặng
Cột lọc Composite có ưu điểm sau:
Cấu tạo và chỉ tiêu vận hành
Xử lý màu vàng của nước giếng khoan bằng cột lọc Composite tiện lợi, dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí trong quá trình sử dụng, nước đầu ra đảm bảo không còn màu và mùi khó chịu của nước giếng khoan. Dùng cột lọc Composite có ưu điểm tốt hơn khi sử dụng máy lọc nước giếng khoan.
Nguồn: PV Greenhouses
0 nhận xét:
Đăng nhận xét